Trở Về Đầu Trang!

💖   UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản Hướng dẫn tạm thời để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại

(baodongnai) - Chiều 25-9, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã chủ trì cuộc họp với các sở ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Văn bản 11715/UBND-KGVC : hướng dẫn tạm thời thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19

Cuộc họp giao ban tập trung vào 2 nội dung chính, đó là sơ kết 1 tuần thực hiện Kế hoạch 11102 của UBND tỉnh về từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương trong tình hình mới; Báo cáo và hoàn thiện phương án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống dịch.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, sau 1 tuần thực hiện Kế hoạch 1102 của UBND tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát. Tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu hạ nhiệt một cách khá bền vững. Cụ thể, đến nay toàn tỉnh đã có 6 huyện, thành phố và 112 xã phường đạt tiêu chí “Vùng xanh”.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo lực lượng y tế tiến hành khoanh hẹp các vùng đỏ, vùng cam để tiến hành thần tốc công tác xét nghiệm cho toàn bộ người dân trong các vùng này để tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng. Đây được xem như một đợt xét nghiệm theo chiến lược mới và triệt để hơn những lần trước. Tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân. Bên cạnh công tác khống chế dịch, tỉnh đang từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hoán đổi công nhân. Đồng thời, tháo gỡ hoạt động đi lại của người dân, nhất là người dân ở các “Vùng xanh”…

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Tại cuộc họp, đại diện các địa phương tiếp tục kiến nghị tỉnh hỗ trợ, giải quyết các khó khăn như: cung cấp đủ vaccine phục vụ tiêm cho người dân ở những vùng xanh chưa được tiêm mũi 1; triển khai tiêm mũi 2 cho người dân khi thời hạn đến. Đồng thời, chỉ đạo gỡ khó cho người dân được đi lại giữa các vùng với nhau, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục lại nhanh nhưng vẫn an toàn chống dịch…

Liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng chí Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đây là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Các sở ngành cần phối hợp triển khai ngay ứng dụng quản lý thống nhất, đồng bộ để Đồng Nai có thể liên thông với các địa phương khác trong vùng Đồng Nam bộ , nhất là trong các hoạt động phục hồi phát triển kinh tế xã hội sắp tới. Nếu không ứng dụng tốt công nghệ thông tin thì dân Đồng Nai sẽ thiệt thòi.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các địa phương tiếp tục quản lý chặt chẽ việc đi lại của người dân, tuy nhiên cũng cần tạo điều kiện cho người dân thực hiện các nhu cầu chính đáng. Đối với công tác tiêm vaccine, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Tỉnh rất nỗ lực để có thật nhiều vaccine tiêm cho người dân. Tuy nhiên nguồn vaccine phụ thuộc vào sự phân bổ của Bộ Y tế”. Đồng chí nhấn mạnh “Các địa phương tuyệt đối không để được xảy tình trạng thu tiền của người dân khi đến tiêm vaccine. Nếu còn xảy ra hiện tượng thu tiền của người dân sẽ phải xử lý nghiêm”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng báo cáo về công tác an sinh xã hội tại cuộc họp
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng báo cáo về công tác an sinh xã hội tại cuộc họp

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, việc lập các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở trên các tuyến quốc lộ, các địa phương giáp ranh với nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm. Đối với công tác hỗ trợ học sinh học trực tuyến, UBND tỉnh giao cho Sở TT-TT và Sở GD-ĐT phối hợp đảm bảo cho học sinh được học một cách thuận lợi. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vận động được bao nhiêu máy tính, điện thoại thông minh thì chuyển ngay cho cơ sở phát cho học sinh.

Một hoạt động rất quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp trở lại sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, phải có sự phân hóa về quy mô, lĩnh vực sản xuất, phân bố của doanh nghiệp ở “Vùng xanh” và “Vùng đỏ” để nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất. Khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất cần tạo điều kiện tối đa nhưng sản xuất phải đảm bảo đúng quy định và an toàn.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị, trên cơ sở hướng dẫn ứng dụng thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu sáng 25-9, UBND tỉnh cần nhanh chóng triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đồng chí đề nghị, cần chuẩn bị chu đáo cho việc xét nghiệm bước 2 tại các “Vùng đỏ” và “Vùng cam” trong những ngày tới, thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ là tăng tốc xét nghiệm sàng lọc. Ngành Y tế cần chỉ đạo lực lượng xét nghiệm trả kết quả sớm nhất có thể sau khi lấy mẫu.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn phát biểu tại cuộc họp
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn phát biểu tại cuộc họp

Hiện nay các vị phạm về kiểm soát dịch bệnh ở cộng đồng còn nhiều, trong khi bộ máy kiểm soát không thể bao quát hết, do đó cần dự vào tai mắt của nhân dân. Người dân cần tiếp tục nếu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi và cung cấp thông tin các sai phạm về phòng, chống Covid-19 một cách kịp thời cho các cơ quan chức năng. Để nắm bắt và xử lý nghiêm sai phạm, sau đường dây nóng về y tế và an sinh, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh thành lập dường dây nóng tiếp nhận nguồn tin báo sai phạm về phòng chống dịch để tiếp nhận các thông báo vi phạm từ người dân cung cấp.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, các xã phường và huyện thành phố cần xây dựng kế hoạch phục hồi các ấp, khu phố xanh. Nếu những ngày tới đây, tỉnh cho phép triển khai thì làm được ngay, không chậm trễ. Việc triển khai các ấp, khu phố xanh là thực hiện đúng theo định hướng của Chính phủ về thu hẹp địa bàn. Đồng chí lưu ý, Sở Y tế tạo điều kiện để người dân có thể tự mua các bộ test nhanh Covid-19 để phát hiện Covid-9 tại nhà, vì hiện nay người dân phản ánh muốn mua test nhanh Covid-19 mà không có nhà thuốc nào bán.

Về công tác tiêm vaccine cho người dân, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Phải thực hiện nhất quán chủ trương phủ vaccine mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên. Do đó, những “Vùng xanh” người dân chưa được tiêm vaccine mũi 1 phải sớm thực hiện cho bằng được. Sau khi tiêm xong mũi 1 thì tiếp tục mũi 2, đặc biệt ưu tiên cho những công dân trên 50 tuổi. Các xã, phường cần chuẩn bị chu đáo danh sách để khi có vaccine là có thể tiêm ngay cho người dân”.

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị, ngành Y tế tiếp tục quan tâm đầu tư cho hệ thống trạm y tế xã, phường giúp cho người dân có thể đến khám chữa các bệnh thông thường mà không phải đến bệnh viện. Hoặc người dân xét nghiệm dương tính với Covid-19 là có thể hỗ trợ ngay. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh nhanh chóng xây dựng và báo kế hoạch nâng cấp trạm y tế xã, phường về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế để các trạm y tế hoạt động hiệu quả cho Tỉnh ủy xem xét.

Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các địa phương, đơn vị báo cáo cho Ban chỉ đạo tỉnh về công tác huy động nguồn lực chăm lo cho dân thực hiện trong hơn 2 tháng qua, đồng thời chuẩn bị kế hoạch huy động nguồn lực tiếp tục hỗ trợ cho dân sau ngày 30-9 sắp tới. Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là thực hiện Nghị quyết 68, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, phải tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân, chậm trễ là có lỗi với người dân. Bên cạnh đó, phải đề phòng các tiêu cực phát sinh, dẫn đến phải xử lý cán bộ.

💖   "Những nơi an toàn, đã chuyển sang 'vùng xanh' có thể đi học bình thường"

Tại cuộc họp ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc đi học rất linh hoạt, những nơi an toàn, đã chuyển sang "vùng xanh" có thể đi học bình thường và có giải pháp phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Cuộc họp tập trung đánh giá tình hình, kết quả triển khai các công việc vừa qua, triển khai nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới và nhất là các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát với dịch bệnh.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, qua gần 2 năm phòng chống dịch, chúng ta đã hiểu rõ hơn về virus và dịch bệnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Thủ tướng cũng thẳng thắn cho biết, chúng ta chống dịch trong điều kiện bị động; hầu như toàn bộ trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm, vắc-xin và thuốc chữa bệnh đều phải nhập khẩu; nền kinh tế còn khó khăn; các biện pháp công nghệ cũng chưa bảo đảm; việc phân cấp, phân quyền còn không ít bất cập.

“Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi. Đạt 'zero COVID' sẽ là một điều rất khó khăn vì ngay tại những nước phát triển có tỉ lệ tiêm vắc-xin đạt 90% dân số, điều đó cũng là không thể. Chúng ta đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng nói và đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham gia ý kiến, Bộ Y tế tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp

Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh 6 nguyên tắc phải quán triệt để xây dựng hướng dẫn, gồm: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; hoàn thiện và khẩn trương ban hành hướng dẫn tiêm cho trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc đi học rất linh hoạt, những nơi an toàn, đã chuyển sang "vùng xanh" có thể đi học bình thường và có giải pháp phù hợp.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải phối hợp chặt chẽ để vừa phòng chống dịch tốt, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới lỏng và tập trung phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Khẩn trương thống nhất các ứng dụng (app) phục vụ phòng chống dịch thành một app thống nhất, tránh phiền hà cho người dân.

Cùng với việc phòng chống dịch và khôi phục phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý phải đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng chống dịch, nhất là mua sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc-xin, thuốc điều trị.

Thủ tướng nhấn mạnh 6 nguyên tắc phải quán triệt để xây dựng hướng dẫn, gồm: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

💖   Con đậu Đại học Trường Y, mẹ làm đơn vay tiền bị "từ chối" với lý do:

Lo con không có tiền đi học, mẹ thủ khoa trường Y Lê Thanh Sang (TP.HCM) đã gửi đi lá đơn vay tiền đóng học và nhận được sự trợ giúp bất ngờ.

thu-khoa-dai-hoc-y

Chàng thủ khoa vượt khó học hành

Những ngày vừa qua, nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển thi tốt nghiệp THPT 2021. Trong số đó có trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với điểm chuẩn 26,35-27,35 điểm tuỳ theo nhóm thí sinh.

Được biết, hiện tại người có tổng điểm thi cao nhất trường (không tính điểm ưu tiên) là em Lê Thanh Sang (học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM). Sang chọn thi tổ hợp khối B (Toán, Hóa, Sinh), đạt 28,75 điểm. Trước đó, em từng đoạt giải nhì môn Sinh trong cuộc thi học sinh giỏi thành phố.

Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
Lê Thanh Sang thi được 28,75 điểm, là thủ khoa đầu vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

10x tâm sự: "Em hài lòng với kết quả thi này. Suốt cả năm em đã rất tập trung học, học sáng, học chiều, học cả ban đêm nên nếu kết quả thi thấp thì em mới bất ngờ". Được biết, Sang vốn có ước mơ học y nên chỉ đăng ký đúng 2 nguyện vọng là Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Với số điểm này, em đã trở thành thủ khoa đầu vao của trường.

Niềm vui bất ngờ sau lá đơn viết tay của người mẹ

Chị Lê Thị Anh Thy, mẹ của Sang cho biết chị chỉ có mỗi cậu con trai này. Con mới hơn 1 tuổi thì chồng chị mất, chị ôm con về ở với ba mẹ. Sau này ông bà làm ăn thua lỗ, phải bán nhà rồi cũng qua đời, từ đấy mẹ đơn thân một mình nuôi con khôn lớn.

3 năm qua, chị làm tạp vụ cho công ty địa ốc Charm Group tại Quận 6, TP.HCM. Dù lương không cao, nhưng với bản tính tiết kiệm lại được công ty quan tâm, mẹ con chị cũng vượt qua khó khăn. Thậm chí, lãnh đạo còn cho mẹ con chị ở miễn phí trong một căn hộ chung cư công ty xây dựng.

Khi bước vào cấp 3, lựa chọn của con trai về việc học khối B khiến chị có phần bất ngờ. Chị hỏi vì sao Sang chọn khối B chứ không phải khối A, bản thân chị nghĩ rằng việc học kinh tế sau này ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Khi được hỏi, Sang nói với mẹ là mình muốn học y để cứu người, với nguyện vọng là theo ngành pháp y.

Chị Thy nhớ lại: "Khi đó, tôi bảo con là ngành pháp y thường xuyên tiếp xúc với người đã mất đó, thì cứu thế nào? Con nói là ngành này sẽ xem xét để giải oan hay tố cáo những người đã gây ra cái chết đó, cũng là một cách cứu người". Năm lớp 11, chị Thy hỏi lại con về nguyện vọng chọn nghề. Lúc này Sang cho biết, cậu không muốn học ngành pháp y nữa mà chuyển sang ngành tim mạch.

Chị Thy tâm sự: "Trời thương tôi, mất nhiều thứ nhưng được đứa con. Sang kiệm lời, ít thổ lộ với mẹ nhưng nhìn những hành động của con là biết thương mẹ. Chẳng hạn như tôi thỉnh thoảng cho chút tiền vào ví con, để con muốn gì thì mua chứ con lớn rồi tôi không muốn can thiệp nhiều. Nhưng đến khi con mua đồ vẫn nói xin phép tôi".

Thủ khoa ĐH Y
Con nhất định sẽ học tốt. Mỗi học kỳ, con sẽ đưa bảng điểm về báo cáo thành tích với sếp của mẹ

Vào năm lớp 12, Sang trăn trở hỏi mẹ rằng nếu thi đậu thì lấy đâu tiền để đóng học. Nghe con hỏi, người mẹ đơn thân rớt nước mắt, nhưng vẫn dặn lòng sẽ cố gắng xoay xở cho con đi học. Khi biết con thi đỗ, chị Thy định chờ khi thành phố hết giãn cách thì ra ngân hàng chính sách xã hội vay tiền cho con đóng học phí rồi trả dần.

Thế nhưng, khi Sang chính thức có tên trong danh sách trúng tuyển, trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch lại có đề nghị đóng học phí khi làm thủ tục nhập học trước. Lúc này, bà mẹ đơn thân không khỏi lo lắng. Không biết lấy đâu ra tiền, chị quyết định viết đơn xin công ty cho vay 14 triệu đồng để đóng học phí cho con.

Chị Thy kể: "Theo thông báo của trường thì đầu tuần tới nhập học phải đóng tiền luôn, cả học phí và một số khoản khác là gần 16 triệu đồng. Việc vay tiền công ty là điều trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ đến vì tôi làm tạp vụ ở đây đã được quan tâm. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh như thế này tôi vẫn có công việc, không bị giảm lương, nên không muốn vì việc của mình lại thêm gánh nặng cho công ty. Nhưng sau khi biết thời hạn nộp tiền gấp gáp quá, không biết vay mượn đâu nữa, tôi mới đánh liều".

Cầm tờ đơn trên tay, bà mẹ đơn thân lo lắng xin vào gặp bộ phận nhân sự trình bày. Chị nói số tiền vay chị hi vọng công ty sẽ trừ dần vào lương tháng, mỗi tháng 1 triệu đồng. Nhận đơn, trưởng bộ phận chuyển ngay tới Tổng Giám đốc. Đáng chú ý, tuy vị này duyệt đơn ngay, nhưng không vội ký mà cầm lá đơn qua phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chị Thy run run kể lại: "Bộ phận nhân sự bảo rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng ý cho vay tiền mà công ty… khen thưởng cháu 50 triệu đồng và trợ cấp mỗi tháng 3 triệu cho đến ngày cháu ra trường!". Vị Chủ tịch HĐQT của công ty còn nhắn nhủ: "Hãy tiếp tục nuôi dạy con thật tốt".

Nhận được tin này, hai mẹ con không khỏi bất ngờ và vô cùng cảm động. Sang xúc động nói: "Con nhất định sẽ học tốt. Mỗi học kỳ, con sẽ đưa bảng điểm về báo cáo thành tích với sếp của mẹ". Bản thân chị Thy cũng tự nhủ, hai mẹ con chị sẽ làm hết sức có thể để đền đáp lại ân nghĩa của công ty.

Bà Liêu Thị Phượng, Tổng giám đốc Charm Group cho hay: "Chúng tôi rất vui trước thành tích học tập của con trai chị Anh Thy. Công ty dành tặng phần thưởng và hỗ trợ cho cháu, mong rằng cháu sẽ cố gắng, nỗ lực học tập để trở thành nhân tài, cống hiến cho đất nước".

💖   UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản tăng cường kiểm soát việc tham gia lưu thông, di chuyển giữa các vùng trong trạng thái bình thường mới từ 0 giờ sáng 20.9

Vào lúc 23 giờ 30 ngày 19.9, UBND tỉnh Đồng Nai bất ngờ ra văn bản (số 11339) tăng cường kiểm soát việc tham gia lưu thông, di chuyển giữa các vùng trong trạng thái bình thường mới từ 0 giờ sáng 20.9.

Chốt kiểm soát cầu Đồng Nai
Chốt kiểm soát cầu Đồng Nai
Theo văn bản UBND tỉnh Đồng Nai ban hành, để thống nhất thực hiện việc quản lý, tham gia lưu thông, đi lại theo kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh khuyến khích người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng quản lý di chuyển nội địa “VN-eID” do Bộ Công an phát hành để khai báo, quét mã QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt, sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để chứng minh đã được tiêm vắc xin.

Vùng xanh được nới lỏng theo tỉ lệ tiêm vắc xin

Theo đó, đối với cấp huyện, cấp xã vùng xanh: Có tỉ lệ dưới 60% người trên 1‌8 tuổ‌i được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (áp dụng Chỉ thị 15), từ 60 - 70% người tiêm 1 mũi vắc xin (áp dụng Chỉ thị 16) và trên 70% (áp dụng bình thường mới).

Giao UBND cấp xã quản lý việc đi lại trong nội bộ xã của toàn bộ người dân đang thường trú, tạm trú trên địa bàn; cấp, quản lý việc sử dụng giấy đi đường cho người có nhu cầu cấp thiết đi lại giữa các xã vùng xanh trong địa bàn huyện, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Giao UBND huyện thị, thành phố cấp, quản lý việc sử dụng giấy đi đường cho người có nhu cầu cấp thiết đi, đến các huyện, thành phố vùng xanh trong tỉnh hoặc đi đến huyện, thành phố vùng đỏ, cam, vàng trong tỉnh (không được trở lại vùng xanh cho đến khi huyện, thành phố đó trở thành vùng xanh), đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn cấp huyện mà nơi làm việc và nơi ở khác xã, khác huyện do thủ trưởng đơn vị cấp giấy đi đường, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Vùng đỏ, cam, vàng tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16

Đối với cấp huyện, xã vùng đỏ, cam, vàng (áp dụng Chỉ thị 16 và siết chặt việc tham gia lưu thông).

Người dân tuyệt đối ở trong nhà (trừ trường hợp chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, mua hàng hóa thiết yếu, thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp đặc biệt khác).

100% người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) phải cài đặt, sử dụng ứng dụng quản lý di chuyển nội địa “VNEID” do Bộ Công an phát hành để khai báo, quét mã QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt, sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để chứng minh đã được tiêm vắc xin.

Tiếp tục thực hiện việc tham gia lưu thông, đi lại theo hướng dẫn của UBND tỉnh Đồng Nai tại văn bản số 10569 ngày 31.8, văn bản số 10616 ngày 4.9 và văn bản số 10856 ngày 8.9.

Những giấy đi đường đã được cấp trước ngày 20.9 phải nộp bản photo (giấy đi đường cũ) kèm bản kê khai giấy đi đường mới đến cơ quan, đơn vị đã cấp hoặc đơn vị là đầu mối tiếp nhận để được kiểm tra, cấp lại giấy đi đường mới. Quy trình cấp lại giấy đi đường mới vẫn áp dụng theo các văn bản trên và hướng dẫn của Công an tỉnh (cho phép sử dụng giấy đi đường cũ đến hết ngày 22.9).

Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng 20.9, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 40.922 ca mắc mới (có 906 ca mắc mới trong ngày 19.9), trong đó 20.835 ca được chữa khỏi, 382 bệnh nhân Covid-19 t‌ử von‌g.

Chi tiết văn bản số 11339:

   

💖   Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư tới thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung Thu năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các cháu thiếu niên và nhi đồng cả nước. Trong Thư, Chủ tịch nước nêu rõ, Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp. Dưới đây là nội dung Thư của Chủ tịch nước:

Chủ Tịch Nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý !

Nhân ngày Tết Trung thu, Bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, các cháu nước ngoài ở Việt Nam những tình cảm thương yêu nhất.

Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp mà các cháu được hoà vào không khí vui tươi đầm ấm, quây quần bên cha mẹ, ông bà, vui chơi phá cỗ, trông trăng. Tuy nhiên, ở một số địa phương trên cả nước, nhiều cháu đón Tết Trung thu trong khu cách ly hay đang cùng gia đình thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch COVID-19. Bác rất xúc động khi nhiều cháu tuổi còn nhỏ nhưng đã trở thành những “chiến sĩ tí hon” dũng cảm, tự lập trong điều kiện xa gia đình để thực hiện cách ly; cha, mẹ, người thân phải tạm xa các cháu để thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Bác cũng rất vui mừng và ngợi khen các cháu đã biết vượt qua khó khăn, chăm ngoan, đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác biểu dương sự cố gắng và những đóng góp của các cháu trong phát huy truyền thống vẻ vang của thiếu nhi Việt Nam.

Các cháu yêu quý!

Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp.

Bác mong mỗi cháu đều có cỗ Trung thu đầm ấm cùng những người thân yêu của mình và cũng tin tưởng rằng mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu, tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, chăm lo cho các cháu trong ngày Tết Trung thu, quan tâm đặc biệt đối với các cháu nhỏ mồ côi, ưu tiên các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu bị tự kỷ, các cháu ở tận vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an toàn cho các cháu bị ảnh hưởng của đại dịch; hỗ trợ phương tiện đồ dùng học tập, nhất là việc học trực tuyến, tạo những điều kiện thuận lợi để các cháu được học tập, sáng tạo, vui chơi bổ ích, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Các cháu hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào, khát vọng, không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài để góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh như Bác Hồ kính yêu đã đặt niềm tin ở thiếu niên, nhi đồng Việt Nam:

“Bác mong các cháu “cho ngoan”,

Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”

Bác gửi đến các cháu nhiều tình thương yêu, trìu mến. Chúc các cháu vui Tết Trung thu thật an toàn, vui khỏe!

Thân ái,

Nguyễn Xuân Phúc

💖   Dạy học ở nhà và tương tác an toàn với học sinh

Dạy học online tại nhà

Khi trường đóng cửa, không chỉ học sinh mà cả giáo viên của các em cũng ở nhà. Làm thế nào để giáo viên có thể tiếp tục giảng dạy và hỗ trợ học sinh khi năm học mới bắt đầu? Dưới đây là một số mẹo để giáo viên tương tác với học sinh và hỗ trợ việc học của các em, ngay cả khi ở nhà.

1. Giữ liên lạc với học sinh:

Sử dụng các nền tảng nhắn tin để kết nối với học sinh của bạn, kiểm tra xem các em đang thế nào, thông báo cho học sinh kế hoạch bài học hoặc bài tập, về tình hình và việc học của các em. Bạn có thể thực hiện việc này một lần một ngày, ví dụ, vào buổi sáng, vào đầu giờ học đầu tiên trong ngày. Khuyến khích học sinh liên hệ với bạn khi các em gặp khó khăn với bài tập về nhà hay với tình hình học tập nói chung và chú ý thêm đến những em bạn cho rằng tiếp thu chưa tốt.

2. Đặt kỳ vọng một cách thực tế: 

Học ở trường và học ở nhà không giống nhau. Đảm bảo học sinh của bạn luôn có động lực và hứng thú với việc học tập lúc này quan trọng hơn là hoàn thành bài học theo giáo án. Đây sẽ là cơ hội tốt để trẻ thực hành những gì đã học trước đó. Khuyến khích các em ôn tập và thực hành các kỹ năng cơ bản như đọc và viết. Tạo động lực để các em học điều mới, điều mà bình thường bạn có thể không dạy ở trường như nhảy múa, ca hát, sáng tạo nghệ thuật hay kể cả nấu ăn.

3. Giao bài tập rõ ràng và có phản hồi tích cực:

Học sinh của bạn sẽ thấy hứng thú tham gia khi bạn giao cho các em những bài tập cụ thể và yêu cầu các em nộp lại cho bạn. Đó có thể là tóm tắt một cuốn sách các em đã đọc, một câu chuyện các em viết, các bài tập toán cụ thể hoặc một bức ảnh về món ăn đặc biệt mà các em nấu. Các em có thể gửi qua email hoặc gửi ảnh qua các nền tảng nhắn tin. Điều quan trọng là bạn cần đánh giá tích cực để duy trì động lực cho bài tập tiếp theo.

4. Cha mẹ hoặc người chăm sóc cùng tham gia:

Để trẻ em chú tâm vào việc học, điều quan trọng là phải có môi trường gia đình hỗ trợ. Nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc giúp đỡ con em mình. Hãy liên hệ với họ và cùng thống nhất về cách cha mẹ có thể hỗ trợ con cái, cũng như các bài tập và mong muốn của bạn. Trấn an với cha mẹ rằng nếu trẻ không thể làm hết bài tập về nhà cũng không sao. Hãy khuyến khích họ cho trẻ tham gia vào các thói quen hàng ngày và các bài tập đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của trẻ.

5. Hãy tử tế với bản thân: 

Đại dịch COVID-19 và những lệnh cấm khiến tất cả mọi người gặp những giây phút khó khăn, và bạn cũng không phải là ngoại lệ, khi làm nhà giáo. Bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức của riêng bạn tại nhà. Nếu bị căng thẳng, bạn sẽ không thể là người có ảnh hưởng tích cực đến con cái bạn.

💖   Cách truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV

truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV

ĐÀI TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI đã phát hành App ĐNlive xem trực tuyến kênh ĐN1, ĐN2, ĐN3, kênh phát thanh FM 97.5 MHz và xem lại các chương trình hấp dẫn của Truyền hình Đồng Nai trên app điện thoại di động.

QUÝ PHỤ HUYNH TẢI APP ĐNlive về để cho các bé xem tivi, học online trên kênh Truyền hình Đồng Nai trên điện thoại di động nhé!
Sau khi cài App ĐNlive  trên điện thoại thì dưới đây là các cách truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV có kích thước lớn, giúp việc học online được thuận tiện hơn khi người dùng không có laptop hoặc PC.


Cách truyền màn hình smartphone lên SmartTV / InternetTV

Chỉ cần TV có chức năng kết nối Internet, người dùng iOS và Android có thể dễ dàng trình chiếu nội dung (screen mirroring) trên smartphone lên màn hình TV.

Với người dùng Android

Hầu hết các mẫu smartphone ra mắt trong vài năm trở lại đây đều có tính năng truyền dẫn hình ảnh lên TV thông qua giao thức Miracast. Đây là một trong những chuẩn kết nối không dây phổ biến nhất, với ưu điểm kết nối nhanh, dễ thao tác, truyền tải được chất lượng hình ảnh, âm thanh cao.
Cần lưu ý, tùy theo mỗi hãng smartphone, tính năng này có thể sẽ có tên gọi khác nhau, đơn cử như Smart View, Screen Mirroring, Truyền màn hình, Chiếu màn hình của tôi, Screen Cast, Phản chiếu hình ảnh, Chiếu màn hình, T-Cast, Hiển thị không dây…v.v

Đầu tiên, để sử dụng Miracast, người dùng kết nối cả TV và smartphone vào chung mạng Wifi. Sau đó, bạn kích hoạt Miracast bằng cách tác kéo xuống từ trên đỉnh màn hình để hiện các cài đặt nhanh từ thanh thông báo của điện thoại, chọn chức năng kết nối tương ứng. Sau khi bật Miracast, điện thoại sẽ dò tìm TV đang kết nối chung mạng Wifi. Sau khi kết nối thành công với thiết bị có trong danh sách, nội dung từ màn hình smartphone sẽ lập tức được trình chiếu lên màn hình TV.

Với người dùng iOS

Các mẫu iPad, iPhone được ra mắt nhiều năm trở lại đây đều sử dụng chuẩn giao thức độc quyền của Apple là AirPlay, giúp truyền tải tín hiệu âm thanh và hình ảnh đến các thiết bị cuối thông qua WiFi hoặc Ethernet cắm dây.

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các mẫu smartTV đều hỗ trợ chuẩn Airplay. Một số mẫu smartTV ra mắt trong vài năm trở lại đây từ LG, Samsung, Sony cũng đã hỗ trợ chuẩn mới hơn là Airplay 2. Để sử dụng chuẩn kết nối này, người dùng chỉ cần bật tính năng "Screen Mirroring" (phản chiếu màn hình) giúp truyền tải hình ảnh, video, âm thanh từ iPhone – iPad lên màn hình TV.

Giống như các thiết bị Android, người dùng trước hết cần đảm bảo iPhone / iPad đều đã kết nối chung một mạng WiFi với TV. Sau đó, mở "Trung tâm điều khiển" (Control Center) trên iPhone / iPad, chọn "Screen Mirroring" (Phản chiếu màn hình). Cuối cùng, nhấn vào tên của smartTV muốn kết nối, vốn vừa hiện ra trong danh sách.

Cách truyền màn hình smartphone lên TV không hỗ trợ kết nối Internet

Với các mẫu TV không hỗ trợ truy cập Internet, người dùng có thể sử dụng các loại dây cáp kết nối như MHL nếu muốn truyền nội dung từ màn hình smartphone.
Cụ thể, với người dùng Android, sợi cáp MHL sẽ có một đầu cắm vào cổng HDMI (MHL) trên TV, một đầu cắm vào cổng sạc trên điện thoại, và một đầu cắm vào cổng USB trên TV. Tùy theo chuẩn cổng sạc của máy (micro USB, USB Type-C .v.v), người dùng sẽ phải mua loại cáp MHL hỗ trợ chuẩn cổng sạc tương ứng, hoặc mua bộ đầu chuyển USB Type C sang HDMI. Tương tự, người dùng iPhone – iPad sẽ phải tìm mua các loại cáp MHL hỗ trợ cổng Lighting, hoặc bộ đầu chuyển Lightning sang HDMI.

Sau khi kết nối dây cáp MHL giữa smartphone và TV, người dùng bấm nút Source, Input hoặc biểu tượng có dấu mũi tên....v.v. trên remote điều khiển để chọn đầu vào dữ liệu cho TV tương ứng với cổng HDMI (MHL) đã kết nối). Lúc này, nội dung từ smartphone sẽ xuất hiện trên màn hình TV của bạn.
Cần lưu ý, không phải mẫu smartphone nào cũng hỗ trợ tính năng kết nối thông qua dây MHL.

Các thiết bị Streaming

Trong trường hợp smartphone của bạn không hỗ trợ kết nối qua cáp MHL, người dùng sẽ phải mua các thiết bị hỗ trợ streaming như Google Chrome Cast, Amazon FireStick, Roku, Apple TV hay Xiaomi Mi Box .v.v để chiếu màn hình lên TV (không có kết nối Wifi)
Sau khi kết nối các thiết bị này với cổng HDMI trên TV, người dùng có thể truyền hình ảnh từ smartphone lên TV nếu cả 2 thiết bị đều sử dụng chung một mạng WiFi. Cụ thể, với người dùng Android, cách truyền màn hình lên các thiết bị này tương tự như cách truyền màn hình lên SmartTV / InternetTV đã đề cập đến ở đầu bài viết.
Ngoài ra, người dùng có thể tải và cài đặt ứng dụng Google Home để sử dụng tính năng screen mirroring. Trong khi đó, với người dùng iPhone / Ipad, bạn cần đảm bảo các thiết bị streaming có hỗ trợ chuẩn AirPlay (VD: các thiết bị chính hãng như Apple TV, hoặc thiết bị bên thứ ba như Roku Premier v.v) nếu muốn sử dụng "Screen Mirroring" trong "Trung tâm điều khiển" (Control Center).

chi tiết:


1. Sử dụng kết nối MHL (cho Android)

MHL là chuẩn kết nối giúp truyền hình ảnh, âm thanh từ thiết bị ra màn hình ngoài. Để thực hiện kết nối MHL, bạn phải trang bị một điện thoại có hỗ trợ MHL và tivi có cổng HDMI (MHL). Cổng HDMI thông thường cũng có khả năng sẽ cắm được tuy nhiên khả năng rất thấp.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Ghép nối đầu nhỏ nhất của cáp MHL vào cổng sạc của điện thoại.
Bước 2: Nối đầu HDMI của dây MHL vào cổng HDMI của TV, sau đó nối tiếp đầu USB vào cổng USB của tivi.
Bước 3: Dùng remote bấm vào nút nguồn vào của TV (nút này có thể được gọi là nút INPUT, SOURCE hoặc có biểu tượng dấu mũi tên, tuỳ tivi) ---> sau đó chọn vào tín hiệu MHL.

Bước 4: Lúc này tất cả mọi nội dung đang hiển thị trên điện thoại sẽ được chiếu lên màn hình lớn của tivi. Bạn sẽ dễ dàng xem phim, lướt web hay chơi game trên màn hình lớn của TV.
Lưu ý: Cáp MHL hỗ trợ tốt nhất là với cổng HDMI (MHL) trên tivi. Còn nếu tivi nhà bạn chỉ có cổng HDMI thông thường, có thể cũng sẽ kết nối được, nhưng khả năng hỗ trợ không cao.

2. Chiếu màn hình điện thoại lên tivi qua Miracast (cho Android hoặc Windows Phone)

Ngày nay, hầu hết Smart tivi và một số Internet tivi đều có tính năng chiếu màn hình điện thoại lên tivi. Tính năng này có thể được đặt lên là Miracast, Mirroring, Screen Share, Phản chiếu hình ảnh... tuy nhiên về bản chất, đều là hoạt động chiếu màn hình điện thoại lên tivi.
Chiếu màn hình điện thoại lên tivi
Cách sử dụng tính năng này:
Bước 1: Kích hoạt phản chiếu hình ảnh/ Miracast, Screen Mirroring... trên tivi.
Bước 2: Kích hoạt tính năng này trên điện thoại. (Trên điện thoại, tính năng này nếu có sẽ nằm ở phần cài đặt, tuỳ hãng mà được đặt tên là chiếu màn hình, phản chiếu hình ảnh, chiếu màn hình của tôi, Screen Mirroring....).
Bước 3: Điện thoại dò tìm và kết nối với TV, sau đó màn hình điện thoại sẽ chiếu lên tivi.

3. Đối với tivi Sony, bạn có thể dùng tính năng Photo Share hoặc Google Cast

Tất cả các model Internet tivi Sony và Android tivi Sony hiện nay đều có tính năng Photo Share. Với tính năng này, bạn có thể chia sẻ hình ảnh từ điện thoại lên tivi dễ dàng (mỗi lần có thể kết nối được đến 10 chiếc điện thoại).
Trong khi đó, Google Cast là tính năng đặc biệt được tích hợp trên Android tivi Sony, cho phép bạn chiếu YouTube, chiếu hình từ điện thoại lên tivi.

4. DLNA (cho Android)

DLNA là một hình thức kết nối không dây khá phổ biến trên điện thoại, tivi, laptop... Chuẩn kết nối này sử dụng mạng wifi, không cần dây cáp, rất gọn nhẹ và tiện lợi.

5. Sử dụng ứng dụng do hãng phát triển (cho Android và iPhone)

Hiện nay các hãng phát triển ứng dụng điều khiển tivi bằng điện thoại rất hay đi kèm thêm tính năng cho phép chuyển hình, nhạc, phim từ điện thoại lên tivi.

6. Sử dụng Air Play (dùng với iPhone)

AirPlay là một phương thức truyền tải không dây do Apple phát triển, dùng để kết nối iPhone, iPad với tivi thông qua wifi mà không cần dùng cáp (Tương tự như Miracast thường được dùng trên điện thoại Android).
Để kết nối iPhone với tivi qua AirPlay, bạn cần một thiết bị gọi là Apple TV.
Apple TV là một đầu giải mã của Apple, được kết nối với tivi qua cổng HDMI. Nếu một chiếc tivi thường kết nối với Apple TV, tivi đó sẽ trở thành tivi thông minh, có thể kết nối mạng và truy cập các ứng dụng. Bạn có thể mua Apple TV với mức giá khoảng từ 1 triệu đến 5 triệu, tuỳ vào phiên bản, bộ nhớ.

7. Dùng cổng HDMI, VGA hoặc AV để chuyển hình từ iPhone lên tivi

Đối với iPhone bạn không thể kết nối với điện thoại qua cáp MHL như Android, thay vào đó bạn cần chuẩn bị một số loại cáp chuyển rồi từ đó kết nối với tivi.

💖   Giáo Án - Chủ Điểm Gia Đình

Chủ đề gia đình

Giáo Án 1

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: KPKH 
Hoạt động: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ

I/ Mục đích yêu cầu

Trẻ biết địa chỉ người thân trong gia đình
Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại
Trẻ hiểu thế nào là gia đình đông con- ít con biết số lượng trong gia đình

II/ Chuẩn bị:

- 3 Tranh bố mẹ và 1 con, bố mẹ 2 con
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô bố mẹ và các con
- Mỗi trẻ mang một ảnh chụp gia đình

III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích

٭ Hoạt động1: Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát này nói lên điều gì?
+ Ai trong chúng ta cũng có một gia đình. Mọi người trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm đến nhau
Vì vậy, để bố mẹ vui lòng các con phải làm gì?
٭ Hoạt động 2: Trò chuyện về gia đình
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người
Và cô biết trong lớp mình, gia đình bạn nào cũng êm ấm, hạnh phúc.
Cho cháu kể về gia đình của mình
- Bố mẹ rất yêu thương các con, chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ
- Bố mẹ thương yêu – chăm sóc con cái thì con cái đối với bố mẹ như thế nào?
- Gia đình các con gồm có những ai?
- Cho cháu kể công việc của từng thành viên trong gia đình.
- Địa chỉ gia đình
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về gia đình của bạn cùng đàm thoại.
- Gia đình có 1(đến2) con là gia đình gì?
- Gia đình lớn là gia đình có mấy con?
- Trong gia đình bố mẹ vất vả để nuôi các con khôn lớn từng ngày. Để bố mẹ đỡ vất vả các con phải làm gì?
- Gia đình rất quan trọng đối với chúng ta, các con phải yêu thương, nghe lời bố mẹ, phải luôn làm cho gia đình mình hạnh phúc nhé!(cả lớp hát vang bài tổ ấm gia đình)
٭Hoạt động 3: Trò chơi
- Trò chơi 1: Gắn tranh về các thành viên trong gia đình
- Trò chơi 2: Vẽ người thân trong gia đình
- Giáo dục: dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người thân trong gia đình
٭ Hoạt động 4: Cả lớp cùng hát bài “ Tổ ấm gia đình”
Giáo dục tình cảm yêu thương người thân trong gia đình , biết vâng lời lễ phép, giúp đỡ ông bà ,ba mẹ.

Giáo Án 2

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: LQVH
Hoạt động: LÀM ANH KHÓ LĂM

I/ Mục đích yêu cầu:

- Cháu thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ
- Cháu suy nghỉ và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ
- Cháu chú ý trong giờ học

II/ Chuẩn bị:

Tranh mẫu minh họa
Giấy - bút - màu

III/ Các bước tiến hành hoạt động học có chủ đích:

٭Hoạt động 1: Chơi “Em bé mắt tròn”
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình
+ Giáo dục
٭Hoạt động 2:
Đọc cho trẻ nghe bài thơ: Làm anh
- Cô đọc toàn bộ bài thơ 1 lần kết hợp làm điệu bộ
- Tên bài thơ là gì? Bài thơ do ai sang tác?
- Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, nhường nhịn của người anh đối với em bé.
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh
+ Trích dẫn - đàm thoại
- Bốn câu đầu (Làm anh phái biết dỗ dành khi em khóc, nâng dậy khi em ngã, chia quà bánh, nhường đồ chơi cho em
- Đoạn thơ còn lại (làm anh như vậy rất khó, nếu yêu em thì sẽ làm được.
- Giải từ khó: giải thích cho trẻ nghe từ “ Người lớn”
+ Đàm thoại :
- Làm anh phải làm gì ?
- Làm gì khi em khóc, em ngã, khi có quà bánh hay đồ chơi?
- Làm anh có khó không?
- Cháu có yêu các em bé không?
+ Dạy thơ
- Cho cả lớp đọc
- Đọc theo nhóm, luân phiên đọc
- Đọc cá nhân + Giáo dục
٭Hoạt động 3: Kết thúc tiết học

Giáo Án 3

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: LQCV
Hoạt động: LÀM QUEN a ă â

I/ Mục đích yêu cầu

- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
- Nhận ra âm và chữ cái trong tiếng và từ thể hiện nội dung chủ điểm gia đình
- Biết vẽ những đồ vật, đồ dung trong gia đình có tên chứa các chữ a, ă, â

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ, thẻ từ, cái bàn, cái khen, cái ấm
- Bông hoa chữ cái a, ă, â, o, ơ, ô, e, ê, các ngôi nhà mang chữ a, ă, â

III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích

 ٭Hoạt động1:
Cho cháu xem vi tính ” ngôi nhà đồ dung gia đình” cô cùng trẻ trò chuyện
Giới thiệu 3 tranh đồ dung ”ấm điện – cái khăn – cái bàn”
Hỏi trẻ trả lời : Đồ dùng này để làm gì?
Dưới cái bàn có cụm từ “ cái bàn “ trẻ đọc
Cho trẻ ghép chữ cái như trong tranh
Cho 3 đôi ghép theo từ trong 3 tranh “ cái bàn “
Cả lớp kiểm tra
Cô gợi hỏi cụm từ “ cái bàn “ có mấy tiếng? gồm mấy chữ cái
Tương tự các cùm từ trong tranh ( khăn mặt, ấm nước..)
Chữ nào giống nhau, cô gt chữ a, ă, â
Trẻ phát âm
So sánh chữ giống nhau khác nhau
Cho cháu nhắc lại sự giống nhau khác nhau cấu tạo chữ a, ă, â
٭Hoạt động 2:
• Trò chơi 1: tìm hoa chữ cái a, ă, â
• Trò chơi 2: tập tồng vông (đố chữ)
• Trò chơi 3: gắn hình ảnh có chữ cái đang học
• Trò chơi 4: tìm họ tìm hang
• Trò choi 5: tập tô-chơi kidsmart
٭Hoạt động 3: Kết thúc tiết học

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC XUÂN MAI

"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan."