Trở Về Đầu Trang!

💖   Vì sao người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn mắc COVID-19?

Những lầm tưởng về tiêm vắc xin

Hiện nay chúng ta chưa biết rõ thời gian hình thành kháng thể phòng bệnh sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là bao lâu. Ngoài ra, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối, hiệu lực bảo vệ của từng loại vắc xin cũng khác nhau. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. 

Lý giải nguyên nhân những người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 rồi vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam phân tích: Vắc xin phòng COVID-19 là loại vắc xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện nay cũng chưa biết rõ thời gian hình thành kháng thể phòng bệnh sau tiêm là bao lâu. Ngoài ra, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh.

Trên thực tế, có những loại vắc xin hiệu lực bảo vệ với 90%, nhưng có vắc xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.

Với những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có. Hơn nữa, đây là chủng virus mới nên cũng cần có thời gian để nghiên cứu, đánh giá vắc xin này có hiệu lực bảo vệ tốt với chủng Ấn Độ hay không.

“Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc xin sẽ giảm tình trạng nặng và tử vong đối với người nhiễm,” PGS.TS Trần Đắc Phu chỉ rõ.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, khẳng định, không có vắc xin nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cũng tùy theo đáp ứng miễn dịch của từng người.

Hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng trong điều kiện cấp bách phòng chống dịch 8 loại vắc xin COVID-19. Trong đó, vắc xin AstraZeneca là loại vắc xin được tiếp nhận nhiều nhất và được tiêm nhiều nhất cho người dân.

Mới đây, Bộ Y tế cho biết theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%. Sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần, hiệu lực đạt 55,1%. Sau 6-8 tuần, tỷ lệ này là 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Do đó, không phải cứ tiêm vắc xin là không thể nhiễm bệnh hay không truyền bệnh cho người khác. Đặc biệt khi Việt Nam chưa đạt tỷ lệ tiêm bao phủ 2 mũi vắc xin cho 70% dân số, chưa đạt miễn dịch cộng đồng, vì thế người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. Người được tiêm vắc xin mà nhiễm SARS-CoV-2 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể lây lan cho người chưa tiêm vắc xin và gây bùng phát dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, cần xác định tiêm 2 mũi vắc xin là giúp bản thân người đã tiêm nếu chẳng may nhiễm virus SARS-CoV-2 thì có thể có triệu chứng nhẹ, ít bị nặng, giảm nguy cơ tử vong.

Theo Thứ trưởng, các báo cáo khoa học chỉ ra, tỷ lệ tử vong ở những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 là thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới được tiêm một mũi. Tuy nhiên, người đã tiêm 2 mũi vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2 và vẫn có thể lây cho người khác. Việc tiêm không đồng nghĩa là họ được tự do đi lại, không thực hiện các khuyến cáo về phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

💖   Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư tới thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung Thu năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các cháu thiếu niên và nhi đồng cả nước. Trong Thư, Chủ tịch nước nêu rõ, Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp. Dưới đây là nội dung Thư của Chủ tịch nước:

Chủ Tịch Nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý !

Nhân ngày Tết Trung thu, Bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, các cháu nước ngoài ở Việt Nam những tình cảm thương yêu nhất.

Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp mà các cháu được hoà vào không khí vui tươi đầm ấm, quây quần bên cha mẹ, ông bà, vui chơi phá cỗ, trông trăng. Tuy nhiên, ở một số địa phương trên cả nước, nhiều cháu đón Tết Trung thu trong khu cách ly hay đang cùng gia đình thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch COVID-19. Bác rất xúc động khi nhiều cháu tuổi còn nhỏ nhưng đã trở thành những “chiến sĩ tí hon” dũng cảm, tự lập trong điều kiện xa gia đình để thực hiện cách ly; cha, mẹ, người thân phải tạm xa các cháu để thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Bác cũng rất vui mừng và ngợi khen các cháu đã biết vượt qua khó khăn, chăm ngoan, đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác biểu dương sự cố gắng và những đóng góp của các cháu trong phát huy truyền thống vẻ vang của thiếu nhi Việt Nam.

Các cháu yêu quý!

Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp.

Bác mong mỗi cháu đều có cỗ Trung thu đầm ấm cùng những người thân yêu của mình và cũng tin tưởng rằng mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu, tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, chăm lo cho các cháu trong ngày Tết Trung thu, quan tâm đặc biệt đối với các cháu nhỏ mồ côi, ưu tiên các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu bị tự kỷ, các cháu ở tận vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an toàn cho các cháu bị ảnh hưởng của đại dịch; hỗ trợ phương tiện đồ dùng học tập, nhất là việc học trực tuyến, tạo những điều kiện thuận lợi để các cháu được học tập, sáng tạo, vui chơi bổ ích, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Các cháu hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào, khát vọng, không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài để góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh như Bác Hồ kính yêu đã đặt niềm tin ở thiếu niên, nhi đồng Việt Nam:

“Bác mong các cháu “cho ngoan”,

Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”

Bác gửi đến các cháu nhiều tình thương yêu, trìu mến. Chúc các cháu vui Tết Trung thu thật an toàn, vui khỏe!

Thân ái,

Nguyễn Xuân Phúc

💖   Dạy học ở nhà và tương tác an toàn với học sinh

Dạy học online tại nhà

Khi trường đóng cửa, không chỉ học sinh mà cả giáo viên của các em cũng ở nhà. Làm thế nào để giáo viên có thể tiếp tục giảng dạy và hỗ trợ học sinh khi năm học mới bắt đầu? Dưới đây là một số mẹo để giáo viên tương tác với học sinh và hỗ trợ việc học của các em, ngay cả khi ở nhà.

1. Giữ liên lạc với học sinh:

Sử dụng các nền tảng nhắn tin để kết nối với học sinh của bạn, kiểm tra xem các em đang thế nào, thông báo cho học sinh kế hoạch bài học hoặc bài tập, về tình hình và việc học của các em. Bạn có thể thực hiện việc này một lần một ngày, ví dụ, vào buổi sáng, vào đầu giờ học đầu tiên trong ngày. Khuyến khích học sinh liên hệ với bạn khi các em gặp khó khăn với bài tập về nhà hay với tình hình học tập nói chung và chú ý thêm đến những em bạn cho rằng tiếp thu chưa tốt.

2. Đặt kỳ vọng một cách thực tế: 

Học ở trường và học ở nhà không giống nhau. Đảm bảo học sinh của bạn luôn có động lực và hứng thú với việc học tập lúc này quan trọng hơn là hoàn thành bài học theo giáo án. Đây sẽ là cơ hội tốt để trẻ thực hành những gì đã học trước đó. Khuyến khích các em ôn tập và thực hành các kỹ năng cơ bản như đọc và viết. Tạo động lực để các em học điều mới, điều mà bình thường bạn có thể không dạy ở trường như nhảy múa, ca hát, sáng tạo nghệ thuật hay kể cả nấu ăn.

3. Giao bài tập rõ ràng và có phản hồi tích cực:

Học sinh của bạn sẽ thấy hứng thú tham gia khi bạn giao cho các em những bài tập cụ thể và yêu cầu các em nộp lại cho bạn. Đó có thể là tóm tắt một cuốn sách các em đã đọc, một câu chuyện các em viết, các bài tập toán cụ thể hoặc một bức ảnh về món ăn đặc biệt mà các em nấu. Các em có thể gửi qua email hoặc gửi ảnh qua các nền tảng nhắn tin. Điều quan trọng là bạn cần đánh giá tích cực để duy trì động lực cho bài tập tiếp theo.

4. Cha mẹ hoặc người chăm sóc cùng tham gia:

Để trẻ em chú tâm vào việc học, điều quan trọng là phải có môi trường gia đình hỗ trợ. Nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc giúp đỡ con em mình. Hãy liên hệ với họ và cùng thống nhất về cách cha mẹ có thể hỗ trợ con cái, cũng như các bài tập và mong muốn của bạn. Trấn an với cha mẹ rằng nếu trẻ không thể làm hết bài tập về nhà cũng không sao. Hãy khuyến khích họ cho trẻ tham gia vào các thói quen hàng ngày và các bài tập đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của trẻ.

5. Hãy tử tế với bản thân: 

Đại dịch COVID-19 và những lệnh cấm khiến tất cả mọi người gặp những giây phút khó khăn, và bạn cũng không phải là ngoại lệ, khi làm nhà giáo. Bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức của riêng bạn tại nhà. Nếu bị căng thẳng, bạn sẽ không thể là người có ảnh hưởng tích cực đến con cái bạn.

💖   Giáo Án - Chủ Điểm Gia Đình

Chủ đề gia đình

Giáo Án 1

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: KPKH 
Hoạt động: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ

I/ Mục đích yêu cầu

Trẻ biết địa chỉ người thân trong gia đình
Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại
Trẻ hiểu thế nào là gia đình đông con- ít con biết số lượng trong gia đình

II/ Chuẩn bị:

- 3 Tranh bố mẹ và 1 con, bố mẹ 2 con
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô bố mẹ và các con
- Mỗi trẻ mang một ảnh chụp gia đình

III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích

٭ Hoạt động1: Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát này nói lên điều gì?
+ Ai trong chúng ta cũng có một gia đình. Mọi người trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm đến nhau
Vì vậy, để bố mẹ vui lòng các con phải làm gì?
٭ Hoạt động 2: Trò chuyện về gia đình
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người
Và cô biết trong lớp mình, gia đình bạn nào cũng êm ấm, hạnh phúc.
Cho cháu kể về gia đình của mình
- Bố mẹ rất yêu thương các con, chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ
- Bố mẹ thương yêu – chăm sóc con cái thì con cái đối với bố mẹ như thế nào?
- Gia đình các con gồm có những ai?
- Cho cháu kể công việc của từng thành viên trong gia đình.
- Địa chỉ gia đình
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về gia đình của bạn cùng đàm thoại.
- Gia đình có 1(đến2) con là gia đình gì?
- Gia đình lớn là gia đình có mấy con?
- Trong gia đình bố mẹ vất vả để nuôi các con khôn lớn từng ngày. Để bố mẹ đỡ vất vả các con phải làm gì?
- Gia đình rất quan trọng đối với chúng ta, các con phải yêu thương, nghe lời bố mẹ, phải luôn làm cho gia đình mình hạnh phúc nhé!(cả lớp hát vang bài tổ ấm gia đình)
٭Hoạt động 3: Trò chơi
- Trò chơi 1: Gắn tranh về các thành viên trong gia đình
- Trò chơi 2: Vẽ người thân trong gia đình
- Giáo dục: dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người thân trong gia đình
٭ Hoạt động 4: Cả lớp cùng hát bài “ Tổ ấm gia đình”
Giáo dục tình cảm yêu thương người thân trong gia đình , biết vâng lời lễ phép, giúp đỡ ông bà ,ba mẹ.

Giáo Án 2

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: LQVH
Hoạt động: LÀM ANH KHÓ LĂM

I/ Mục đích yêu cầu:

- Cháu thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ
- Cháu suy nghỉ và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ
- Cháu chú ý trong giờ học

II/ Chuẩn bị:

Tranh mẫu minh họa
Giấy - bút - màu

III/ Các bước tiến hành hoạt động học có chủ đích:

٭Hoạt động 1: Chơi “Em bé mắt tròn”
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình
+ Giáo dục
٭Hoạt động 2:
Đọc cho trẻ nghe bài thơ: Làm anh
- Cô đọc toàn bộ bài thơ 1 lần kết hợp làm điệu bộ
- Tên bài thơ là gì? Bài thơ do ai sang tác?
- Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, nhường nhịn của người anh đối với em bé.
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh
+ Trích dẫn - đàm thoại
- Bốn câu đầu (Làm anh phái biết dỗ dành khi em khóc, nâng dậy khi em ngã, chia quà bánh, nhường đồ chơi cho em
- Đoạn thơ còn lại (làm anh như vậy rất khó, nếu yêu em thì sẽ làm được.
- Giải từ khó: giải thích cho trẻ nghe từ “ Người lớn”
+ Đàm thoại :
- Làm anh phải làm gì ?
- Làm gì khi em khóc, em ngã, khi có quà bánh hay đồ chơi?
- Làm anh có khó không?
- Cháu có yêu các em bé không?
+ Dạy thơ
- Cho cả lớp đọc
- Đọc theo nhóm, luân phiên đọc
- Đọc cá nhân + Giáo dục
٭Hoạt động 3: Kết thúc tiết học

Giáo Án 3

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: LQCV
Hoạt động: LÀM QUEN a ă â

I/ Mục đích yêu cầu

- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
- Nhận ra âm và chữ cái trong tiếng và từ thể hiện nội dung chủ điểm gia đình
- Biết vẽ những đồ vật, đồ dung trong gia đình có tên chứa các chữ a, ă, â

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ, thẻ từ, cái bàn, cái khen, cái ấm
- Bông hoa chữ cái a, ă, â, o, ơ, ô, e, ê, các ngôi nhà mang chữ a, ă, â

III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích

 ٭Hoạt động1:
Cho cháu xem vi tính ” ngôi nhà đồ dung gia đình” cô cùng trẻ trò chuyện
Giới thiệu 3 tranh đồ dung ”ấm điện – cái khăn – cái bàn”
Hỏi trẻ trả lời : Đồ dùng này để làm gì?
Dưới cái bàn có cụm từ “ cái bàn “ trẻ đọc
Cho trẻ ghép chữ cái như trong tranh
Cho 3 đôi ghép theo từ trong 3 tranh “ cái bàn “
Cả lớp kiểm tra
Cô gợi hỏi cụm từ “ cái bàn “ có mấy tiếng? gồm mấy chữ cái
Tương tự các cùm từ trong tranh ( khăn mặt, ấm nước..)
Chữ nào giống nhau, cô gt chữ a, ă, â
Trẻ phát âm
So sánh chữ giống nhau khác nhau
Cho cháu nhắc lại sự giống nhau khác nhau cấu tạo chữ a, ă, â
٭Hoạt động 2:
• Trò chơi 1: tìm hoa chữ cái a, ă, â
• Trò chơi 2: tập tồng vông (đố chữ)
• Trò chơi 3: gắn hình ảnh có chữ cái đang học
• Trò chơi 4: tìm họ tìm hang
• Trò choi 5: tập tô-chơi kidsmart
٭Hoạt động 3: Kết thúc tiết học

💖   Thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022

Thư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022.

Khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Trong bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.

Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Nhân đây, tôi bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân.

Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên,nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.

Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, tôi thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất.

Các đồng chí, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên thân mến.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.

Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.

Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân.

Bước vào năm học mới 2021-2022, tôi mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hoá và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toàn, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin và 5K.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

Thân ái!

NGUYỄN XUÂN PHÚC

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


💖   Thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022

Thư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022.

Khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Trong bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.

Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Nhân đây, tôi bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân.

Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên,nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.

Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, tôi thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất.

Các đồng chí, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên thân mến.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.

Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.

Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân.

Bước vào năm học mới 2021-2022, tôi mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hoá và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toàn, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin và 5K.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

Thân ái!

NGUYỄN XUÂN PHÚC

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


💖   Thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022

Thư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022.

Khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Trong bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.

Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Nhân đây, tôi bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân.

Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên,nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.

Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, tôi thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất.

Các đồng chí, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên thân mến.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.

Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.

Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân.

Bước vào năm học mới 2021-2022, tôi mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hoá và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toàn, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin và 5K.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

Thân ái!

NGUYỄN XUÂN PHÚC

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


💖   5 Cách Sơ Cấp Cứu Thông Thường Nhất Cho trẻ Nhỏ, CHA MẸ PHẢI BIẾT!


Sơ Cấp Cứu
5 cách sơ cứu tai nạn thông thường nhất cho trẻ cha mẹ phải biết !
Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc…

Hóc, nghẹn
1. Hóc, nghẹn
Bé có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.
Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Hóc, nghẹnCòn không, với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay. Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé. 
Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống.

Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.
Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.

2. Bỏng
Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.
Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa bé đến bệnh viện.
Nhanh chóng làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh
3. Điện giật
Bạn không được chạm vào bé nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.
Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với bé để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.

Điện giật
Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.
Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.

4. Ngộ độc
Ngộ độcNếu bạn tin rằng bé đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ bé im cho đến khi bác sĩ đến.

Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.

Nếu bé tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.
Nếu bé nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.

5. Bất tỉnh
Nếu bé bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm bé và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Bất Tỉnh
Mở đường khí và hô hấp nhân tạo
Đặt ngón tay lên xương ức của bé. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

Trên đây là 5 cách thông thường nhất về sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ. Quý phụ huynh cần nắm để phòng sự  bất trắc xảy ra với trẻ. Mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con em chúng ta. 👪

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC XUÂN MAI

"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan."